top of page

PILOT NAMIKI - MADE IN JAPAN SINCE 1918

Các dòng bút máy của một trong ba hãng bút nổi tiếng nhất của Nhật. Chất lượng cực tốt. Giá Pen'nsouls cũng tuyệt đẹp với dòng này luôn.

Giới thiệu về Pilot Namki (trích từ handheld.vn):
Vào tháng 09/1905, một con tàu mà Ryosuke Namiki phục vụ với tư cách là một kỹ sư kỹ thuật đã bị lạc vào tâm bão của một cơn bão lớn bất thường giữa khu vực biển Genkai. Thuyền trưởng và toàn bộ thủy thủ trên tàu chiến đấu dũng cảm với cơn bão dữ dội trong hai ngày đêm và bởi một phép lạ, họ đã vượt qua, con tàu suýt bị phá hủy.

Sau lần đó, Ryosuke Namiki đã nói với bạn của mình là Masao rằng: "Con tàu đã thoát khỏi thử thách chưa từng có này bởi hai nguyên tắc: Người thuyền trưởng đã thực hiện đúng các kỹ thuật khi gặp trường hợp khẩn cấp và toàn bộ phi hành đoàn đã nỗ lực phi thường, đoàn kết tuân theo mệnh lệnh của thuyền trưởng, thực hiện nhiệm vụ của họ một cách quên mình vì tinh thần tập thể”.

Masao Wada đã từng là thuyền trưởng của một con tàu và sau khi nghe nhận xét này từ Ryosuke Namiki, ông đặt mua ngay bức tranh đó của nghệ sĩ Ichiro Shirakawa, Trường đại học Mỹ thuật Tokyo, sau đó giới thiệu cho toàn thể nhân viên của mình và giải thích rằng: tinh thần cốt lõi của tập thể để vượt qua khó khăn đó chính là sự đoàn kết.

Năm 1915, Ryosuke Namiki đã rời bỏ công việc chính của mình là giáo sư của trường hàng hải Tokyo để mở một nhà máy nhỏ sản xuất ngòi bút bằng vàng gần thành phố Tokyo. Đến năm 1916, Ryosuke Namiki chính thức mở công ty TNHH Namiki và mở rộng sản xuất ngòi bút bằng vàng, số vốn ban đầu 200.000 yên.
Ngày 27/01/1918, Masao Wada chính thức tham gia vào Công ty TNHH Namiki cùng với Ryosuke Namiki và chọn “PILOT” làm thương hiệu. Năm 1926, Công ty Namiki chính thức mở các chi nhánh tại NewYork, London, Thượng Hải & Singapore và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu Pilot.

Năm 1927, Alfred Dunhill H. bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của những cây bút Pilot của Namiki và đồng ý trưng bày chúng trong các cửa hàng của mình ở Paris. Một năm sau đó, Công ty TNHH Alfred Dunhill trở thành nhà phân phối của Công ty Namiki Nhật Bản tại Úc, New Zealand, Ấn Độ, Canada, Nam Mỹ và Tây Ban Nha. Cho đến năm 1930, Alfred Dunhill có được toàn quyền phân phối sản phẩm bút của Namiki trên toàn thế giới không bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ.
Đến năm 1938, chính thức đổi tên thành Công ty TNHH bút Pilot và phát triển cho đến ngày hôm nay.

“PILOT” có nghĩa như là một người hướng dẫn, điều khiển, thuyền trưởng của một con tàu lớn với mục tiêu vươn ra biển khơi. Biểu tượng của Pilot là một chiếc phao, tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, vượt khó dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào; ngoài ra, nó còn hàm ý thể hiện tình bạn giữa Ryosuke & Masao.

Trong thời đại của nền văn minh và sự giác ngộ sau khi Nhật Bản mở cửa thông thương với thế giới nửa sau của thế kỷ 19, con người Nhật Bản đã làm việc chăm chỉ để hiện đại hóa, theo mô hình các quốc gia phát triển của châu Âu và Châu Mỹ thời đó.

Hai người sáng lập công ty còn trẻ, được đào tạo ở một trường đại học và họ khao khát tiến đến sự vĩ đại, mạnh mẽ vươn ra đại dương cùng hòa mình vào thế giới mới, họ cảm thấy rằng kinh doanh không chỉ đơn thuần là để kiếm tiền mà còn là chứng tỏ tinh thần và nghị lực thực sự của người Nhật Bản với thế giới. Chính vì vậy họ đã quyết định làm ra sản phẩm có chất lượng cao nhất và phải được toàn thế giới công nhận. Họ thành lập một công ty và tham gia vào sản xuất, xuất khẩu để đóng góp cho đất nước và xã hội. Cách họ suy nghĩ rất giống với khái niệm trách nhiệm đối với xã hội của chúng ta ngày hôm nay.

Tiêu chí hoạt động và quản lý doanh nghiệp của Pilot là “kiềng ba chân”, thể hiện mối quan hệ liên kết ngầm nhưng sâu sắc giữa Nhà sản xuất, Người bán và Người tiêu dùng. Nhà sản xuất cung ứng sản phẩm chất lượng tốt với một cái giá cạnh tranh cho Người bán (Nhà phân phối) và các sản phẩm này đến tay & làm thỏa mãn Người tiêu dùng thì đó mới là thành công. Họ tin rằng nếu bất kỳ một trong ba yếu tố trên bị mất đi hoặc một bên đạt được lợi ích vượt trên lợi ích của hai yếu tố còn lại thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ không phát triển bền vững và dài lâu.

Trong năm tiếp theo, các sản phẩm của Pilot như bút máy, bút chì, bút bi…. Được đẩy mạnh sản xuất, phát triển, phân phối và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy nhiên để thực hiện xây dựng và phát triển Pilot mạnh mẽ như ngày hôm nay là việc không hề dễ dàng, họ phải vượt qua rất nhiều khó khăn và bão tố. Tiêu chí của Pilot là sản phẩm chất lượng tốt nhất cùng với sự tỷ mĩ, dành sự quan tâm sâu sắc đến nhu cầu của người tiêu dùng luôn được đặt lên hàng đầu.

Năm 1989, với chiến lược đa dạng hóa kinh doanh, công ty TNHH bút Pilot đã chính thức đổi tên hành Công ty CP Pilot. Vào tháng 01/2002, Công ty CP Pilot chính thưc niêm yết cổ phiếu và trở thành Tập đoàn Pilot sở hữu các Công ty con như: Công ty CP Bút Pilot, Công ty TNHH mực Pilot, Công ty TNHH cơ khí chính xác Pilot….và thực hiện tái cơ cấu nhằm phát triển theo hướng chuyên nghiệp.

Việc sáp nhập nằm trong chủ trương định hướng hoạt động của Tập đoàn với các chức năng như bán hàng điện thoại di động, lập kế hoạch sản phẩm và sản xuất ngoài các chức năng ban đầu bút và mực. Đến năm 2008, Công ty CP bút Pilot hợp nhất với Công ty TNHH Cơ khí chính xác Pilot với mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng phát triển công nghệ trong việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm bút, mực viết.

Hiện nay, Công ty CP Bút Pilot có trụ sở tại 6-21, Kyobashi 2-chome, Chuo-ku Tokyo, 104-8304, Japan. Tính đến thời điểm năm 2011, vốn điều lệ của Pilot đạt gần 24 triệu đô la Mỹ với 1.121 nhân viên trên toàn thế giới.

bottom of page